Cưỡng chế thu hồi nợ thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu
Căn cứ theo Mục 4 Khoản 2 Phần II Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1503/QĐ-TCHQ năm 2018 thì việc cưỡng chế thu hồi nợ thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như sau:
4.1. Các biện pháp cưỡng chế thực hiện theo đúng thứ tự quy định tại Luật quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì áp dụng ngay biện pháp phù hợp để kịp thời thu hồi nợ thuế cho ngân sách nhà nước.
Trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ và Thông tư số 155/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP .
4.2. Một số lưu ý khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế:
4.2.1. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản:
Cơ quan hải quan căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có, số nợ thuế, tiền phạt; tiền chậm nộp quá 90 ngày và thông tin đã xác minh, thu thập được để ra quyết định cưỡng chế hoặc quyết định chuyển sang biện pháp cưỡng chế tiếp theo nếu quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 127/2013/NĐ-CP hoặc trong trường hợp tài khoản không còn số dư tiền gửi.
4.2.2. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập:
Cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả xác minh để ban hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp cá nhân bị cưỡng chế không có thu nhập hợp pháp hoặc sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan mà cá nhân bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân đang được trả lương hoặc thu nhập và các tổ chức, cá nhân có liên quan không cung cấp thông tin về tiền lương và thu nhập thì cơ quan hải quan quyết định chuyển sang thực hiện biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
4.2.3. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan:
Cơ quan hải quan căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có, thông tin xác minh được và kết quả cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; căn cứ vào kết quả cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập để ban hành quyết định cưỡng chế.
4.2.4. Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng:
Cơ quan Hải quan phối hợp với Cục Thuế các tỉnh, thành phố thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế đã nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào NSNN thì thông báo cho cơ quan thuế biết (ngay trong ngày) về thông tin đối tượng bị cưỡng chế đã nộp đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước để cơ quan thuế thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế về việc hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng.
4.2.5. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên, bán đấu giá tài sản:
Cơ quan hải quan gửi văn bản cho đối tượng bị cưỡng chế; cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản (khi có thông tin về tài sản); cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan để xác minh về tài sản.
Trường hợp sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác minh về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế; cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản; cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các thông tin về tài sản hoặc trường hợp xác định số tiền cưỡng chế không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì chuyển sang biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
Trường hợp có đủ thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 155/2016/TT-BTC.
4.2.6. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ
Cơ quan hải quan thu thập, xác minh thông tin bằng văn bản yêu cầu bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế. Trên cơ sở thông tin do bên thứ ba cung cấp, cơ quan hải quan ban hành quyết định cưỡng chế.
Trường hợp sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bên thứ ba cung cấp thông tin mà bên thứ ba không cung cấp; cung cấp không đầy đủ hoặc có văn bản giải trình về việc không thực hiện việc cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ thì chuyển sang biện pháp tiếp theo; Hoặc trường hợp cơ quan hải quan không có thông tin về tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ thì chuyển sang biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
4.2.7. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Cơ quan hải quan có văn bản đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh (thuộc sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố) thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định theo quy định tại Điều 63, Điều 64 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc đã thu hồi được từ việc bù trừ các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn, nộp thừa thì có văn bản thông báo (ngay trong ngày) cho Phòng đăng ký kinh doanh (thuộc sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố) biết để kịp thời khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định.
Trường hợp Sở Kế hoạch - Đầu tư không thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đề nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư phải có văn bản giải thích lý do; Đồng thời có báo cáo TCHQ để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
4.3. Hồ sơ cưỡng chế phải lưu đầy đủ tài liệu chứng chứng minh đã thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế, đồng thời làm cơ sở hoàn thiện hồ sơ xóa nợ (đối với khoản nợ đã quá 10 năm, đã áp dụng đủ các biện pháp cưỡng chế).
Trên đây là nội dung quy định về việc cưỡng chế thu hồi nợ thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1503/QĐ-TCHQ năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?