Nội dung đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành thuế đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại các bộ phận chức năng

Nội dung đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành thuế đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại các bộ phận chức năng được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập, tôi là Nguyễn An Dương, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh, có thắc mắc tôi muốn nhờ ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Nội dung đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành thuế đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ ngành thuếlàm việc tại các bộ phận chức năng được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Nội dung đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành thuếđối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại các bộ phận chức năng quy định tại Điều 7 Quyết định 2240/QĐ-TCT năm 2010 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thuế đối với công, viên chức ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, cụ thể như sau:

1. Công chức thuế được phân công làm việc tại các bộ phận chức năng quản lý thuế (tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, kê khai & kế toán thuế, quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý thuế thu nhập cá nhân, quản lý thuế doanh nghiệp lớn, kiểm tra nội bộ …) phải được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực công tác để thực hiện nhiệm vụ.

Chậm nhất không quá 03 tháng kể từ ngày được phân công công tác tại các đơn vị, bộ phận chức năng thuộc cơ quan thuế các cấp, công chức phải được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo chuyên môn được phân công.

Cục trưởng Cục thuế căn cứ kế hoạch luân phiên, luân chuyển cán bộ của đơn vị mình, để cử công chức tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thuế do Tổng cục Thuế tổ chức hoặc giao cho Cục Thuế tổ chức.

2. Nội dung bồi dưỡng:

- Hệ thống pháp luật về thuế, quản lý thuế liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công.

- Hệ thống quy phạm pháp luật khác và các kiến thức bổ trợ có liên quan đến quá trình thực thi công vụ.

- Quy trình, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý thuế theo từng chức năng được phân công.

- Chương trình tin học ứng dụng quản lý thuế theo từng chức năng, phù hợp với lĩnh vực công tác đang phân công.

3. Kết thúc mỗi chương trình bồi dưỡng, học viên phải làm bài kiểm tra, nếu không đạt yêu cầu theo quy định phải tự học và kiểm tra lại (thời gian kiểm tra lại do đơn vị tổ chức khóa đào tạo quy định). Nếu kiểm tra lần 2 không đạt thì đánh giá kết quả công tác năm đó là không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thủ trưởng đơn vị sẽ bố trí công việc khác phù hợp với khả năng. Ở vị trí mới, trong vòng 01 năm kế tiếp, công chức phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn mới, nếu công chức lại có ít nhất 02 lần kiểm tra không đạt yêu cầu thì đề nghị chuyển công tác khác.

4. Sau khi hoàn thành các chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý thuế cơ bản theo từng chức năng tương ứng với lĩnh vực công tác được phân công, tùy theo yêu cầu công việc và năng lực của mỗi công chức sẽ phải tham dự các khóa bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao về kỹ năng, nghiệp vụ theo chức năng đang đảm nhiệm và các kiến thức, kỹ năng bổ trợ khác có liên quan.

Trên đây là nội dung câu trả  lời về nội dung đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngành thuế đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại các bộ phận chức năng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 2240/QĐ-TCT năm 2010.

Trân trọng!

Đào tạo bồi dưỡng công chức
Hỏi đáp mới nhất về Đào tạo bồi dưỡng công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giảm bao nhiêu % định mức giờ chuẩn?
Hỏi đáp Pháp luật
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là bao nhiêu giờ trong một năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bị thu hồi trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cử công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng có trình tự thủ tục như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cử công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc về thẩm quyền của ai?
Hỏi đáp pháp luật
Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp có kinh phí được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Về điều kiện nộp hồ sơ đăng ký đào tạo công chức nguồn
Hỏi đáp pháp luật
Khóa đào tạo Công chức nguồn​
Hỏi đáp pháp luật
Đào tạo công chức
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đào tạo bồi dưỡng công chức
Thư Viện Pháp Luật
738 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đào tạo bồi dưỡng công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo bồi dưỡng công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào