Viện kiểm sát cấp dưới phải xin ý kiến Viện kiểm sát cấp trên những trường hợp nào?
Viện kiểm sát cấp dưới phải xin ý kiến Viện kiểm sát cấp trên những trường hợp quy định tại Mục C Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Cụ thể:
1. Viện kiểm sát khởi tố hoặc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can, đối với:
- Những vụ án do các ngành trung ương trực tiếp chỉ đạo.
- Bị can là Trưởng một ngành (hoặc tương đương) từ cấp huyện trở lên; là người có chức sắc cao trong các tôn giáo; là nhân sỹ, trí thức có các chức danh do Nhà nước phong, tặng.
2. Những vụ, việc nghiêm trọng, phức tạp có vướng mắc về nhận thức pháp luật, đường lối giải quyết giữa cấp ủy hoặc các ngành với Viện kiểm sát mà địa phương không tự giải quyết được.
3. Những vụ, việc do Viện kiểm sát cấp trên phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện chức năng theo luật định nhưng khi thực hiện có khó khăn, vướng mắc.
4. Những việc khác trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp có khó khăn nhưng không tự giải quyết được.
5. Cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Trên đây là nội dung câu trả lời về những vụ, việc Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo Viện kiểm sát cấp trên. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?