Những báo cáo chuyên đề và văn bản pháp lý nào Viện kiểm sát cấp dưới gửi Viện kiểm sát cấp trên?
Những báo cáo chuyên đề và văn bản pháp lý Viện kiểm sát cấp dưới gửi Viện kiểm sát cấp trên quy định tại Mục B Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Cụ thể:
1. Các quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; không phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam, không gia hạn tạm giam. Các quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cấp dưới (bản sao các quyết định trên).
2. Quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát. Các văn bản của Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thay đổi Điều tra viên.
3. Quyết định trả tự do theo điểm d, khoản 2, Điều 22 và điểm c, khoản 2, Điều 25 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
4. Các quyết định xử lý vụ án của Viện kiểm sát: cáo trạng, quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án và bị can; quyết định phục hồi vụ án, bị can của Viện kiểm sát.
5. Quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án.
6. Các kết luận, Quyết định kháng nghị, kiến nghị yêu cầu các cơ quan tư pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị các cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong công tác phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật.
7. Văn bản giải quyết đơn (kết luận, quyết định, trả lời) đối với những trường hợp Viện kiểm sát cấp trên đã chỉ đạo, yêu cầu.
8. Báo cáo kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự có bị cáo bị tuyên phạt tử hình. Báo cáo kết quả kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động do Viện kiểm sát kháng nghị.
9. Báo cáo kết quả kiểm sát việc giam các bị án tử hình và thi hành án tử hình.
10. Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết đơn thuộc thẩm quyền do các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu và Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, báo chí chuyển đến hoặc do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển đến.
11. Các báo cáo kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơ quan theo yêu cầu của các Ủy ban của Quốc hội.
12. Báo cáo kết quả kiểm sát việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; kết quả công tác đặc xá.
13. Báo cáo việc kháng nghị, không kháng nghị đối với các trường hợp Viện kiểm sát truy tố, Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội (kèm theo bản sao kháng nghị). Báo cáo kết quả xét giảm chấp hành án hình sự; báo cáo xét miễn, hoãn chấp hành án.
14. Báo cáo các trường hợp oan, các thường hợp có đơn yêu cầu bồi thường và kết quả giải quyết việc bồi thường oan thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát.
15. Báo cáo kết quả kiểm điểm trách nhiệm và xử lý cán bộ liên quan đến các trường hợp oan, sai thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát.
16. Thông báo rút kinh nghiệm; thông báo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.
17. Báo cáo kết quả công tác thông tin tuyên truyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trên đây là nội dung câu trả lời về những báo cáo chuyên đề và văn bản pháp lý Viện kiểm sát cấp dưới gửi Viện kiểm sát cấp trên. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?