Việc thành lập Phòng công chứng được quy định như thế nào?
Trước ngày 01/01/2015, việc thành lập Phòng công chứng được quy định tại Điều 25 Luật Công chứng 2006 với nội dung như sau:
- Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp xây dựng Đề án thành lập Phòng công chứng trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ về sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi quyết định thành lập trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:
+ Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;
+ Số, ngày, tháng, năm quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
- Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Công chứng 2006.
Trên đây là nội dung trả lời về việc thành lập Phòng công chứng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Công chứng 2006.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Có bắt buộc phải công chứng hồ sơ giảm trừ gia cảnh không? Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai là gì? Không niêm yết giá đối với mặt hàng bình Gas thì xử phạt thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của liên hiệp hợp tác xã? Đại hội thành viên được tiến hành khi đạt tối thiểu bao nhiêu hợp tác xã thành viên tham dự?
- Luật sư hướng dẫn tập sự bị xử phạt vi phạm hành chính thì sau bao lâu mới được tiếp tục thực hiện việc hướng dẫn?
- Trước khi hoạt động, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nào? Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã?