Bắt đối tượng bảo trợ xã hội sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm bị xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì hành vi bắt đối tượng bảo trợ xã hội sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm sẽ bị xử phạt như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với đối tượng bảo trợ xã hội;
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở bảo trợ xã hội hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (bắt đối tượng bảo trợ xã hội sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm) có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở bảo trợ xã hội hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng vi phạm.
Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi bắt đối tượng bảo trợ xã hội sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?