Các hoạt động bị cấm hoặc bị hạn chế của doanh nghiệp, hợp tác xã khi có quyết định mở thủ tục phá sản được quy định ra sao?
Trước ngày 01/01/2015 các hoạt động bị cấm hoặc bị hạn chế của doanh nghiệp, hợp tác xã khi có quyết định mở thủ tục phá sản đuợc quy định tại Điều 31 Luật phá sản 2004 với nội dung như sau:
- Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau đây:
+ Cất giấu, tẩu tán tài sản;
+ Thanh toán nợ không có bảo đảm;
+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
+ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
- Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện:
+ Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;
+ Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;
+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
+ Vay tiền;
+ Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;
+ Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trên đây là nội dung trả lời về các hoạt động bị cấm hoặc bị hạn chế của doanh nghiệp, hợp tác xã khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật phá sản 2004.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?