Các hoạt động bị cấm của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào?

Các hoạt động bị cấm của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Quốc Hùng. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc phá sản doanh nghiệp qua các thời kì và có thắc mắc, muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 15/10/2004 các hoạt động bị cấm của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trước ngày 15/10/2004 các hoạt động bị cấm của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật phá sản doanh nghiệp 1993 với nội dung như sau:

Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp mắc nợ tiến hành các việc sau đây :

- Cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;

- Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán tài sản của doanh nghiệp hoặc thanh toán nợ có bảo đảm từ tài sản của doanh nghiệp mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán.

- Thanh toán bất kỳ khoản nợ không có bảo đảm nào cho bất kỳ chủ nợ nào.

Các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được giải quyết theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ của mình;

- Tạo ra nguồn bảo đảm cho các khoản nợ trước đây không có bảo đảm;

- Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung trả lời về các hoạt động bị cấm của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật phá sản doanh nghiệp 1993.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao có phải là nhiệm vụ chủ yếu của phát triển công nghệ cao trong công nghiệp tập trung?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí cung cấp thông tin Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 07-1/CC Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang tham gia tố tụng mà doanh nghiệp bị giải thể thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể đăng ký ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty có được quyền rút phần vốn góp hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập phòng y tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuê văn phòng khác địa chỉ đăng ký kinh doanh thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì có cần ký lại hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Các sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam được hưởng ưu đãi khi đáp ứng các điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
154 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào