Thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo đề mục

Thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo đề mục được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Duy Nghĩa, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo đề mục được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (duy_nghia***@gmail.com)

Thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo đề mục được quy định tại Điều 7 Thông tư 13/2014/TT-BTP hướng dẫn thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành như sau:

1. Xác định nội dung không pháp điển theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.

2. Xây dựng cấu trúc đề mục theo bố cục của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục và đưa toàn bộ nội dung được pháp điển của văn bản đó vào đề mục.

Trường hợp văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục được sửa đổi, bổ sung thì cấu trúc của đề mục được xây dựng trên cơ sở bố cục của văn bản hợp nhất.

Trường hợp có văn bản hủy bỏ, bãi bỏ phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục thì ghi chú về nội dung bị hủy bỏ, bãi bỏ, số, ký hiệu và thời điểm có hiệu lực của văn bản hủy bỏ, bãi bỏ.

3. Đưa nội dung của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành vào đề mục theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 11 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP và các quy định sau:

a) Việc ghi số thứ tự của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cùng một hình thức được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP. Trường hợp mỗi hình thức văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành chỉ có một văn bản thì ghi số thứ tự văn bản này là số 1 (một);

b) Trường hợp nội dung của điều trong văn bản được pháp điển bị sửa đổi, bổ sung thì ghi chú về nội dung sửa đổi, bổ sung, số, ký hiệu và thời điểm có hiệu lực của văn bản sửa đổi, bổ sung;

c) Đối với văn bản không được bố cục theo điều, cơ quan thực hiện pháp điển phân loại nội dung của văn bản và nội dung liên quan nhất trong đề mục để xác định số, tên và nội dung của điều trong đề mục.

4. Trong quá trình thực hiện pháp điển, nếu phát hiện nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế, cơ quan thực hiện pháp điển tiến hành rà soát hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền rà soát văn bản theo quy định để xử lý, kiến nghị xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP.

5. Trường hợp việc pháp điển đề mục do nhiều cơ quan thực hiện thì cơ quan chủ trì thực hiện pháp điển đề mục gửi kết quả pháp điển đến cơ quan phối hợp để thực hiện pháp điển. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm thực hiện pháp điển theo quy định.

Trên đây là nội dung quy định về việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo đề mục. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 13/2014/TT-BTP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
167 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào