Các trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo Bộ luật hình sự 1985
Các trường hợp đương nhiên được xóa án tích được quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự 1985, được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Hình sự sửa đổi 1989, theo đó:
1- Người được miễn hình phạt;
2. Người được hưởng án treo mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ ngày hết thời gian thử thách;
3- Người bị kết án không phải về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc về tội phạm quy định ở Chương XII Phần các tội phạm Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quá thời hiệu, người ấy không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Ba năm trong trường hợp hình phạt là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội;
b) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù đến năm năm.
Trên đây là tư vấn về các trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo Bộ luật hình sự 1985. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật hình sự 1985. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?