Việc khôi phục giao thông đường sắt đô thị được quy định như thế nào trong trường hợp không phải xin cứu hộ?
Việc khôi phục giao thông đường sắt đô thị trong trường hợp không phải xin cứu hộ được quy định tại Điều 27 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) với nội dung như sau:
- Khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn (nếu xảy ra trong khu gian), nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (nếu xảy ra trong ga) sau khi đã phối hợp với các cá nhân có liên quan kiểm tra đầu máy, toa xe, thiết bị trên đường sắt, xác định mọi chướng ngại đã được đưa ra ngoài khổ giới hạn đầu máy, toa xe thì cho tàu chạy tiếp sau khi đã lập xong Hồ sơ vụ việc và cử nhân viên đường sắt thay mình ở lại làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (khi xảy ra tai nạn trong khu gian).
- Trường hợp tàu đâm, va với chướng ngại mà không đe dọa đến an toàn chạy tàu hoặc không gây thiệt hại về người thì không phải dừng tàu.
Trên đây là nội dung trả lời về việc khôi phục giao thông đường sắt đô thị trong trường hợp không phải xin cứu hộ. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?