Trình tự giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt đô thị khi có người chết được quy định như thế nào?
Trình tự giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt đô thị khi có người chết đuợc quy định tại Khoản 1 Điều 25 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) với nội dung như sau:
- Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có trách nhiệm trông coi, bảo vệ nạn nhân cho đến khi bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Trường hợp tàu có thể tiếp tục chạy được mà vị trí người chết trở ngại đến chạy tàu thì nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phải đánh dấu, xác định vị trí người chết (phải ghi rõ trong biên bản tai nạn) rồi đưa ra khỏi phạm vi trở ngại để cho tàu chạy tiếp;
- Trường hợp tai nạn xảy ra mà trên tàu chỉ có một lái tàu thì lái tàu có quyền giao nhiệm vụ cho nhân viên đường sắt đang làm nhiệm vụ tại nơi xảy ra tai nạn hoặc gần nơi xảy ra tai nạn ở lại trông coi nạn nhân, bảo vệ tài sản của nạn nhân;
d) Trường hợp không thực hiện được theo quy định tại điểm c Khoản này, lái tàu phải liên hệ với nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga gần nhất để cử người đến trông coi nạn nhân và bảo vệ tài sản của nạn nhân. Trong thời gian chờ nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, lái tàu phải trực tiếp ở lại trông coi nạn nhân và bảo vệ tài sản của nạn nhân.
Trên đây là nội dung trả lời về trình tự giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt đô thị. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.