Nội dung thông tin ban đầu về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định cụ thể như thế nào?
Nội dung thông tin ban đầu về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị được quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 22 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) với nội dung như sau:
Nội dung thông tin ban đầu về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị phải kịp thời, chính xác và bao gồm các nội dung sau:
- Địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn (km, khu gian, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố);
- Thời gian xảy ra sự cố, tai nạn;
- Số người chết, số người bị thương (nếu có);
- Sơ bộ trạng thái hiện trường, phương tiện bị sự cố, tai nạn; kết cấu hạ tầng bị ảnh hưởng do sự cố, tai nạn gây ra;
- Ngoài việc báo tin ban đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT, nhân viên Điều độ chạy tàu phải lập báo cáo tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 23/2018/TT-BGTVT. Báo cáo tai nạn được gửi cùng Hồ sơ vụ việc về sự cố, tai nạn tới các cơ quan chức năng theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT.
Trên đây là câu trả lời về nội dung thông tin ban đầu về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
- Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
- Tỷ lệ mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh cấp cơ bản là bao nhiêu?
- 'Thành phố Hoa phượng đỏ' là thành phố nào? Có phải đến năm 2030, Hải Phòng sẽ cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt?