Một số quy định cụ thể trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Tòa án
Một số quy định cụ thể trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Tòa án được quy định tại Điều 33 Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được đăng ký, dự tuyển hoặc tham gia nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng trong cùng một thời gian.
2. Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng một lần trong một năm đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
3. Cán bộ, công chức, viên chức đã được đi đào tạo, bồi dưỡng từ 6 tháng đến dưới 1 năm thì sau 1 năm, kể từ khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, mới được đăng ký đi học khóa đào tạo, bồi dưỡng khác.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đã được đi đào tạo, bồi dưỡng từ 1 năm trở lên thì sau 2 năm, kể từ khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, mới được đăng ký đi học khóa đào tạo, bồi dưỡng khác.
5. Trường hợp công chức, viên chức có thành tích học tập xuất sắc và được cơ sở đào tạo đề nghị chuyển tiếp lên bậc học cao hơn thì căn cứ lĩnh vực chuyên môn được ưu tiên đào tạo và khả năng sắp xếp công việc của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức gửi văn bản đề nghị về Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức trình Lãnh đạo xem xét, quyết định.
6. Công chức, viên chức đã được cử đi dự tuyển, nhưng không dự thi (trừ trường hợp có lý do chính đáng) hoặc không trúng tuyển sẽ không được dự tuyển các khóa đào tạo tương tự khác trong vòng 12 tháng tiếp theo, kể từ thời Điểm dự tuyển.
7. Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được dự tuyển không quá 2 lần một cấp đào tạo ở trong nước và không quá 3 lần ở nước ngoài đối với bậc đào tạo sau đại học.
8. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan khác được tiếp nhận về công tác tại Tòa án nhân dân hoặc khi được tuyển dụng đang theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng dài hạn thì được tiếp tục theo học, nếu chuyên ngành đó phù hợp với công việc chuyên môn của cán bộ, công chức và nhiệm vụ của đơn vị thì được hỗ trợ 40% chi phí sau khi hoàn thành khóa học.
9. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không được cử dự tuyển các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nếu tự dự thi và trúng tuyển thì cán bộ, công chức, viên chức phải học ngoài giờ hành chính, tự túc kinh phí.
10. Điều kiện, tiêu chuẩn được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo các quy định tại Quy chế này, trường hợp đặc biệt do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn về một số quy định cụ thể trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Tòa án. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?