Quản lý và sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân các cấp

Quản lý và sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồng Anh. Có thắc mắc về công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát. Muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc quản lý và sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Quản lý và sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định tại Điều 29 Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp quán triệt thực hiện đúng Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, cùng các quy định khác của Nhà nước và Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu, cụ thể:

a) Quản lý con dấu:

- Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước viện trưởng cấp mình về việc quản lý, sử dụng con dấu của đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có con dấu riêng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc quản lý và sử dụng con dấu của đơn vị. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện chịu trách nhiệm trước Viện trưởng cấp trên trực tiếp về việc quản lý, sử dụng con dấu của Viện kiểm sát cấp mình.

- Con dấu của đơn vị phải được giao bằng quyết định cho Văn thư cơ quan, Văn thư đơn vị quản lý và sử dụng. Người được giao quản lý, sử dụng con dấu chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị việc quản lý và sử dụng con dấu của đơn vị và có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

+ Con dấu phải được bảo quản tại phòng làm việc của công chức, viên chức văn thư. Trường hợp cần đưa con dấu ra khỏi cơ quan phải được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng con dấu. Con dấu phải được bảo quản an toàn trong và ngoài giờ làm việc;

+ Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền.

- Quản lý dấu trực nghiệp vụ ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ, lễ, tết:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao: Do Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng;

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện: Do Văn thư cơ quan hoặc cán bộ trực nghiệp vụ trực tiếp quản lý; phải được giao nhận bằng văn bản và tuân thủ quy định tại Điều này.

- Khi nét dấu bị mòn hoặc biến dạng, người được giao quản lý, sử dụng con dấu phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị làm thủ tục đổi con dấu. Trường hợp con dấu bị mất phải báo cáo ngay với Viện trưởng cấp mình; đồng thời thông báo với cơ quan Công an nơi xảy ra mất con dấu để lập biên bản. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi xảy ra mất con dấu phải có báo cáo nhanh về Viện kiểm sát nhân dân tối cao để biết, chỉ đạo.

- Khi đơn vị có quyết định chia, tách, sáp nhập phải nộp con dấu cũ và làm thủ tục xin khắc con dấu mới; trường hợp giải thể, đơn vị cấp trên trực tiếp phải thu hồi con dấu theo quy định.

b) Sử dụng con dấu:

- Cán bộ, công chức, viên chức văn thư phải tự tay đóng dấu vào các văn bản của cơ quan. Chỉ đóng dấu vào các văn bản đúng hình thức, thể thức và có ý kiến của người có thẩm quyền.

- Người được giao quản lý, sử dụng con dấu phải tự kiểm tra trước khi đóng dấu vào các văn bản của cơ quan, đơn vị mình.

- Không đóng dấu trong các trường hợp sau: Đóng dấu vào giấy không có nội dung, đóng dấu trước khi ký, đóng dấu sẵn trên giấy trắng, đóng dấu vào văn bản chụp lại mà không có bản gốc để đối chiếu hoặc đóng dấu lên các văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc quản lý và sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017.

Trân trọng!

Viện kiểm sát nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Viện kiểm sát nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM ở đâu? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay có bao nhiêu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Lệnh bắt tạm giam bị can thì có cần phê chuẩn của Viện kiểm sát hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung cần lưu ý khi Viện kiểm sát kiểm sát quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện kiểm sát cần lưu ý các nội dung nào khi kiểm sát thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Viện kiểm sát kiểm sát các văn bản nào trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc phá sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quyết định kháng nghị của viện kiểm sát cần có những nội dung gì ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viện kiểm sát nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
2,309 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Viện kiểm sát nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viện kiểm sát nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào