Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành của Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định tại Điều 13 Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản, ký tắt/nháy vào vị trí cuối nội dung văn bản (sau dấu./.) trước khi trình lãnh đạo cơ quan ký ban hành.
- Thủ trưởng đơn vị đề xuất mức độ khẩn; đối chiếu quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước xác định việc đóng dấu chỉ mức độ mật, đối tượng nhận văn bản, trình người ký văn bản quyết định.
- Chánh Văn phòng hoặc người được giao trách nhiệm phải kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục, ban hành văn bản, số lượng bản phát hành của cơ quan và phải ký tắt/nháy vào vị trí cuối cùng ở thể thức “Nơi nhận”.
- Văn bản quy phạm pháp luật phải được Thủ trưởng đơn vị chủ trì việc soạn thảo, Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký tắt/nháy trước khi trình ký chính thức.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành của Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 từ năm 2025?
- Chậm nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trong hầm đường bộ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?