Việc hỏi, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa hành chính
Việc hỏi, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa hành chính được quy định tại Điều 23 Quyết định 282/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Kiểm sát viên theo dõi, ghi chép những nội dung cần thiết vềnội dung hỏi của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác và Hội đồng xét xử; trả lời của người được hỏi, đối chiếu với nội dung đã chuẩn bị trong đề cương hỏi. Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc việc hỏi, Kiểm sát viên chỉ hỏi những vấn đề còn chưa rõ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
- Kiểm sát viên có thể yêu cầu Hội đồng xét xử công bố tài liệu, cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh (nếu có); xem xét vật chứng; yêu cầu tạm ngừng, hoãn phiên tòa khi có căn cứ theo quy định của pháp luật.
- Kiểm sát viên kiến nghị Hội đồng xét xử về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; kiến nghị khắc phục vi phạm tại phiên tòa (nếu có).
- Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên toà, Kiểm sát viên có thể bổ sung văn bản phát biểu ý kiến và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau:
+ Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa và của những người tham gia tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;
+ Việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 190 Luật TTHC và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 27 TTLT số 03/2016;
- Trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ bảo đảm đủ cơ sở giải quyết vụ án, nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nêu rõ việc chưa có đủ cơ sở để giải quyết vụ án vì thiếu những chứng cứ mà Kiểm sát viên đã yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập bổ sung.
- Khi Chủ tọa phiên toà tuyên án, Kiểm sát viên phải ghi chép nhận định, căn cứ pháp luật và phần quyết định của bản án để làm căn cứ kiểm sát bản án, quyết định.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc hỏi, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quyết định 282/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?