Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa

Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định ra sao? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Hải Anh là sinh viên năm 3 trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3. Theo thông tin tôi được biết thì Chính phủ có ban hành Nghị định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu. Vì đáp ứng nhu cầu hiểu biết, tôi có tìm hiểu về vấn đề này, nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu, Có hiệu lực từ 01/7/2018, trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định như sau:

1. Tổ chức và quản lý lực lượng bảo vệ bảo đảm trật tự, an toàn trên các đoàn tàu thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra chuyên ngành đường sắt, các cơ quan công an, chính quyền địaphương để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật trên tàu, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của hành khách và người thuê vận tải.

2. Chịu trách nhiệm cấp trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ trên tàu và các chi phí khác cho hoạt động bảo vệ trên tàu do doanh nghiệp quản lý; quy định niên hạn sử dụng cho các loại trang phục, sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu.

3. Căn cứ vào yêu cầu, tính chất và quy mô của các đoàn tàu để quyết định hình thức tổ chức, bố trí lực lượng. Chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy bảo vệ trên tàu. Đôn đốc, kiểm tra các hoạt động bảo vệ trên tàu.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an về công tác bảo vệ trên tàu.

5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an xây dựng kế hoạch huấn luyện và bổ túc nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ trên tàu, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng và bổ túc định kỳ nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu; phối hợp với cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an trong việc huấn luyện và bổ túc định kỳ nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ trên tàu.

6. Định kỳ ngày 20 tháng 12 hằng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an các nội dung sau:

a) Tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý;

b) Tổng số nhân viên bảo vệ trên tàu được đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Nghị định này;

c) Kết quả hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu;

d) Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định và đề xuất, kiến nghị.

Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đối với lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa. Để tìm hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 75/2018/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Kinh doanh vận tải đường sắt
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh vận tải đường sắt
Hỏi đáp Pháp luật
Khổ đường sắt có tiêu chuẩn bao nhiêu mm? Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt có biển báo tín hiệu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt công bố biểu đồ chạy tàu thiếu nội dung về thời gian chạy trên từng khu gian của từng đoàn tàu thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đề pô (depot) là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian đóng chắn đường ngang khi tàu hỏa đến
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt vận chuyển tử thi, hài cốt trái quy định bị xử phạt như thế nào kể từ 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt vận chuyển động vật sống bị xử phạt như thế nào kể từ 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt không niêm yết giờ tàu bị xử phạt như thế nào kể từ 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt không niêm yết danh mục hàng hóa cấm vận chuyển bị xử phạt như thế nào kể từ 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt không niêm yết giá vé bị xử phạt như thế nào kể từ 01/08/2016?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh vận tải đường sắt
Thư Viện Pháp Luật
238 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kinh doanh vận tải đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào