Vật nhiễm bẩn bề mặt bao gồm những loại nào?

Vật nhiễm bẩn bề mặt bao gồm những loại nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thương Giang, tôi sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Vật nhiễm bẩn bề mặt bao gồm những loại nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (giang***@gmail.com)

Vật nhiễm bẩn bề mặt được quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:

Vật nhiễm bẩn bề mặt gồm: SCO-I và SCO-II.

1. SCO-I là vật rắn có đặc trưng sau:

a) Bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt có thể tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 4 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 0,4 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;

b) Bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt có thể tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 4 x 104 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 4 x 103 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;

c) Bẩn phóng xạ không bám chắc cộng thêm bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt không tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 4 x 104 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp, hoặc 4 x 103 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác.

2. SCO-II là vật rắn có thể là bẩn phóng xạ bám chắc hoặc không bám chắc trên bề mặt lớn hơn các giới hạn quy định cho SCO-I và có thêm đặc tính sau:

a) Bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 400 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc 40 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;

b) Bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 8 x 105 (Bq/cm2) đối với các chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 8 x 104 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;

c) Bẩn phóng xạ không bám chắc cộng với bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt không tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 8 x 105(Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 8 x 104(Bq/cm2) đối với chất phát anpha khác.

Trên đây là nội dung quy định về vật nhiễm bẩn bề mặt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2012/TT-BKHCN.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
161 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào