Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thu, chi tài chính như thế nào?
Việc thu, chi tài chính của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được quy định tại Mục IV Thông tư 67/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Thu nhập của Quỹ là toàn bộ các khoản phải thu trong năm, phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác của Quỹ, bao gồm:
1.1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:
- Thu từ hoạt động cho vay của các dự án vay vốn đầu tư của Quỹ gồm: lãi cho vay và các khoản thu khác.
- Thu lãi tiền gửi của Quỹ;
- Thu lãi từ hoạt động mua, bán trái phiếu Chính phủ;
- Thu hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác;
1.2. Thu nhập khác:
- Các khoản thu phạt;
- Thu thanh lý, nhượng bán tài sản của Quỹ (sau khi trừ giá trị còn lại và các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán);
- Thu chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ khi chủ đầu tư không trả được nợ.
- Thu nợ đã xoá nay thu hồi được;
- Các khoản thu nhập hợp pháp khác.
2.Chi phí của Quỹ là các khoản phải chi cần thiết cho hoạt động của Quỹ, nằm trong kế hoạch được phê duyệt, có hoá đơn tài chính, chứng từ hợp pháp. Mức chi được thực hiện theo qui định của pháp luật. Trường hợp pháp luật chưa có qui định, Quỹ căn cứ vào khả năng tài chính xây dựng định mức, quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Các khoản chi phí phải nằm trong kế hoạch tài chính năm được Bộ Bưu chính, Viễn thông phê duyệt, bao gồm:
2.1. Chi hoạt động nghiệp vụ:
- Chi phí dịch vụ thanh toán;
- Chi phí uỷ thác;
- Chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro;
- Khoản chi, phải chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.
2.2. Chi phí quản lý:
2.2.1. Chi cho người lao động làm việc tại Quỹ:
- Chi lương, phụ cấp lương, ăn ca theo chế độ đối với công ty Nhà nước; Quỹ thực hiện quản lý đơn giá tiền lương theo quy định đối với công ty Nhà nước.
- Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đóng góp kinh phí công đoàn theo chế độ Nhà nước quy định;
- Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản lý, cán bộ làm việc bán chuyên trách; chi thuê chuyên gia, lao động hợp đồng ngắn hạn.
- Chi cho lao động nữ theo quy định.
2.2.2. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ:
- Chi mua sắm công cụ lao động, vật tư văn phòng;
- Chi khấu hao tài sản cố định;
- Chi về cước phí Bưu điện và truyền tin: Gồm chi về bưu phí, truyền tin, điện báo, telex, fax...trả theo hoá đơn của cơ quan bưu điện;
- Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan;
- Chi xăng dầu vận chuyển phục vụ cán bộ, công chức, viên chức đi công tác theo chế độ Nhà nước quy định;
- Chi công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong và ngoài nước thanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính;
- Chi phí tuyên truyền, họp báo không vượt quá 3% tổng chi phí và trong phạm vi kế hoạch tài chính được duyệt;
- Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo kế hoạch tài chính hàng năm;
- Chi đào tạo; huấn luyện nghiệp vụ; nghiên cứu khoa học;
- Chi phí quản lý khác theo quy định trong phạm vi kế hoạch tài chính được duyệt.
2.2.3. Chi trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
Mức trích từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.
Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc hàng năm không chi hết thì được chuyển số dư sang năm sau. Trường hợp, Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ.
2.3. Chi hoạt động tài chính:
- Chi phí cho hoạt động mua, bán trái phiếu Chính phủ;
- Chi phí cho thuê tài sản;
2.4. Các khoản chi, phải chi khác:
- Chi phí để thu các khoản phạt theo quy định.
- Chi bảo hiểm tài sản và chi các loại bảo hiểm khác theo quy định.
- Chi chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ;
- Chi hỗ trợ cho các hoạt động của Đảng, đoàn thể của Quỹ theo quy định của Nhà nước (không bao gồm các khoản chi ủng hộ các đoàn thể, địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan khác).
- Khoản chi, phải chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
- Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.
- Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính.
- Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi; công trình phúc lợi.
- Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác.
- Các khoản chi vượt định mức do Nhà nước quy định.
- Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
Trên đây là nội dung quy định về việc thu, chi tài chính của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 67/2006/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?