Các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, Các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định cụ thể như sau:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt để thực hiện các nội dung quy định tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này tại các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia;
b) Thực hiện việc xóa bỏ các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia;
c) Thực hiện huấn luyện nghiệp vụ cảnh giới, chốt gác và cung cấp trang thiết bị cho người do địa phương bố trí để cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
d) Thực hiện chốt gác tại các đường ngang là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông trên đường sắt quốc gia.
Trên đây là nội dung tư vấn về Các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí nguy hiểm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 65/2018/NĐ-CP. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 ý nghĩa, hay nhất?
- 10 tháng 2 âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 10 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài 2025? Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được cấp khi nào?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng năm 2025?