Cách ghi mốc thời gian khác trên nhãn hàng hóa
Cách ghi mốc thời gian khác trên nhãn hàng hóa được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, theo đó:
Cách ghi mốc thời gian khác trên nhãn hàng hóa:
STT |
LOẠI HÀNG HÓA |
MẶT HÀNG |
CÁCH GHI |
1 |
Lương thực |
Nông sản, ngũ cốc. |
Vụ thu hoạch hoặc ngày bao gói. |
2 |
Thực phẩm |
Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. |
Ngày sản xuất là ngày cấp đông lần đầu tiên của sản phẩm. Hạn sử dụng là ngày được nhà sản xuất tại nước xuất khẩu ghi trên bao bì hàng hóa xuất khẩu. |
3 |
Thuốc dùng cho người |
Thuốc dùng cho người. |
Ngày bắt đầu sản xuất. |
|
|
Nếu là thuốc pha chế theo đơn. |
Ghi thêm ngày pha chế. |
4 |
Thuốc bảo vệ thực vật |
Thuốc bảo vệ thực vật. |
Ngày sản xuất. |
5 |
Giống cây trồng; giống vật nuôi |
Giống cây trồng, vật nuôi. |
Ngày xuất xưởng hoặc ngày xuất bán. |
6 |
Các sản phẩm từ dầu mỏ |
Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác. |
Ngày kiểm tra xuất xưởng. |
Trên đây là tư vấn về cách ghi mốc thời gian khác trên nhãn hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?