Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi bị phá sản

Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi bị phá sản được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Trung, đang tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi bị phá sản được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi bị phá sản được quy định tại Điều 26 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, cụ thể như sau:

- Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.

- Doanh nghiệp dịch vụ tạm dừng việc ký kết hợp đồng, tổ chức tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản cho đến khi Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

- Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản được quy định như sau:

+ Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép để chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực nếu phương án chuyển giao được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

Khi chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bên nước ngoài biết;

+ Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thỏa thuận được việc chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ khác thì bàn giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hồ sơ của người lao động đang làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tiền dịch vụ thu trước của người lao động để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đang làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp đưa đi theo quy định của Luật này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi bị phá sản. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Thuế doanh nghiệp lớn cảnh báo tình trạng giả mạo thông tin cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê vàng tiền tệ dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thẻ quầy hàng dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ngành nào được loại trừ khỏi phạm vi điều tra doanh nghiệp từ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký sổ cái áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành mà không cần sự đồng ý của tất cả người sử dụng lao động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp, ĐVKD?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
161 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quy định về giao dịch liên kết mới nhất Những văn bản quan trọng về thuế thu nhập doanh nghiệp Click để xem toàn bộ văn bản liên quan đến mã số doanh nghiệp Tổng hợp văn bản quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Tất tần tật các văn bản hướng dẫn về Phá sản năm 2024 Tất tần tật văn bản hướng dẫn thành lập, hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào