Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng
Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc 10-QĐ/TW năm 2006 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa X do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Phó Chủ nhiệm thường trực thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã ghi tại Điều 3 và khoản 1, Điều 5 của Quy chế này, giúp Chủ nhiệm giải quyết công việc hằng ngày của Uỷ ban; trực tiếp quản lý và điều hành cơ quan giúp việc thực hiện chương trình công tác và các quyết định của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; ký các văn bản theo sự phân công của Uỷ ban và Chủ nhiệm; thay mặt Chủ nhiệm khi được Chủ nhiệm uỷ nhiệm.
Theo đó, Điều 3 và Khoản 1 Điều 5 của Quy chế này được quy định như sau:
- Điều 3:
+ Được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực, địa bàn; chịu trách nhiệm chính trước Uỷ ban về hoạt động công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng thuộc phạm vi phụ trách theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Quy định về chế độ làm việc của cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
+ Tham gia xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác của Uỷ ban; trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phân công; tham gia các đoàn kiểm tra do Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định thành lập.
+ Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; chủ động nắm tình hình, phát hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc phạm vi phụ trách; theo dõi tình hình chấp hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để báo cáo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
+ Được cung cấp thông tin theo quy định chung của Trung ương; dự đầy đủ các kỳ họp của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; thảo luận, biểu quyết và cùng với Uỷ ban chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các quyết định đó.
+ Các thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương không phải là Uỷ viên Trung ương được dự các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, trừ những hội nghị Ban Chấp hành Trung ương cần họp riêng. Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phân công thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương dự các cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bàn về công tác kiểm tra, giám sát công tác xây dựng Đảng và các công việc khác có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát khi được mời.
+ Giữ mối liên hệ với cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, các tổ chức đảng trong phạm vi phụ trách. Phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được Uỷ ban phân công. Giúp Uỷ ban trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, củng cố tổ chức, nhận xét, đánh giá cán bộ của đơn vị trong cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được Uỷ ban phân công phụ trách. Góp phần tích cực xây dựng chi bộ nơi mình sinh hoạt trong sạch, vững mạnh.
- Khoản 1 Điều 5:
Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thay mặt Uỷ ban chỉ đạo thực hiện chương trình công tác và các nhiệm vụ cụ thể do Uỷ ban uỷ nhiệm.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chế làm việc 10-QĐ/TW năm 2006.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?