Nghề, công việc trong lĩnh vực sản xuất giấy thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực sản xuất giấy thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục XI Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V |
||
1 |
Vận hành, sửa chữa máy điện giải và kiểm nghiệm xút-clo |
Công việc nặng nhọc, độc hại, thường xuyên tiếp xúc với bụi amiăng và hoá chất độc hại. |
2 |
Vận hành lò hơi thu hồi (đốt bằng dịch đen). |
Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc. |
3 |
Xúc, vận chuyển, cấp vôi bột thủ công để điều chế dịch vôi. |
Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với bụi vôi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
Ngoài ra, Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995 do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành cũng quy định về nghề, công việc trong lĩnh vực sản xuất giấy thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo thêm tại Quyết định này.
Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực sản xuất giấy thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 và các văn bản khác có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?