Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy được quy định cụ thể như sau:
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?