Nguyên tắc, trình tự, thủ tục cấp phát, quyết toán, bồi hoàn kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn NSNN
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục cấp phát, quyết toán và bồi hoàn kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước được quy định tại Mục II Phần 2 Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
1. Nguyên tắc cấp phát:
a. Việc phân bổ kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm các nội dung chi ở trong nước và ở nước ngoài) được thực hiện bằng đồng Việt Nam; Việc thanh toán chi bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam (tuỳ theo nhu cầu sử dụng) được thực hiện theo hình thức rút dự toán qua Kho bạc Nhà nước.
b. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm lập dự toán, rút kinh phí tại Kho bạc Nhà nước, cấp phát kinh phí và quyết toán theo quy định hiện hành.
2. Lập dự toán và phân bổ chi tiết:
2.1/ Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ đào tạo được giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo lập dự toán chi đào tạo lưu học sinh ở nước ngoài bằng kinh phí ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình các cấp thẩm quyền phê duyệt.
2.2/ Căn cứ dự toán hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho công tác đào tạo lưu học sinh ở nước ngoài và ý kiến thẩm định phân bổ dự toán của Bộ Tài -chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo phân bổ chi tiết cho từng nhiệm vụ chi cụ thể (chi trong nước và chi ngoài nước). Đối với các khoản chi ở ngoài nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phân bổ chi tiết cho từng nước có lưu học sinh Việt Nam đang theo học theo các nội dung chi cụ thể như sau:
a. Học phí cho các cơ sở đào tạo ở nước ngoài;
b. Sinh hoạt phí của lưu học sinh;
c. Vé máy bay (hoặc vé tầu) cho lưu học sinh ;
d. Bảo hiểm y tế;
đ. Phí đi đường;
e. Khen thưởng cho lưu học sinh;
g. Hỗ trợ một phần rủi ro, bất khả kháng đối với lưu học sinh;
h. Phí chuyển và nhận tiền qua Ngân hàng (nếu có).
Bảng phân bổ chi tiết này được gửi cho Kho bạc Nhà nước làm căn cứ để cấp phát.
3. Cấp phát và chi trả:
3.1/ Đối với những khoản chi trong nước: Thực hiện theo quy định về kiểm soát thanh toán chi trả hiện hành.
3.2/ Đối với những khoản chi ở nước ngoài (thanh toán bằng đồng đôla Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại): Căn cứ vào Dự toán và đề nghị rút dự toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thanh toán và cấp phát như sau:
- Học phí cho cơ sở đào tạo ở nước ngoài: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước chuyển kinh phí tương ứng cho cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
- Sinh hoạt phí và phí đi đường của lưu học sinh: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước chuyển kinh phí vào tài khoản của người hưởng tiền hoặc vào tài khoản của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để cơ quan này chi trả tiền cho lưu học sinh.
- Vé máy bay (hoặc vé tàu): Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền vào tài khoản người hưởng để mua vé máy bay hoặc chuyển tiền trực tiếp vào đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển.
- Bảo hiểm y tế: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền vào tài khoản người hưởng.
- Khen thưởng cho lưu học sinh: Ghi rõ danh sách lưu học sinh và mức đề nghị khen thưởng cụ thể cho từng lưu học sinh.
- Hỗ trợ một phần rủi ro, bất khả kháng đối với lưu học sinh: Ghi rõ danh sách lưu học sinh và mức đề nghị hỗ trợ cụ thể phù hợp theo quy định của Thông tư này.
- Phí chuyển và nhận tiền qua Ngân hàng (nếu có): Theo quy định hiện hành.
Riêng tiền tạm ứng chi phí đi đường, phí làm hộ chiếu, visa và sinh hoạt phí (không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí) cho lưu học sinh trước khi đi học thực hiện theo phương thức cấp bằng tiền mặt.
- Trường hợp trong thời gian lưu học sinh về công tác hoặc nghỉ hè ở Việt Nam, nếu lưu học sinh có đơn đề nghị xin được cấp tiền sinh hoạt phí bằng tiền mặt theo chế độ được hưởng thì được Bộ Giáo dục và Đào tạo làm thủ tục cấp phát tiền sinh hoạt phí cho lưu học sinh. Số tiền sinh hoạt phí đã cấp phát tại Việt Nam sẽ được giảm trừ tương ứng trong tổng số kinh phí tiền sinh hoạt phí của lưu học sinh theo chế độ quy định.
Căn cứ vào đơn đề nghị của lưu học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ chi trả tiền sinh hoạt phí cho lưu học sinh tại Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm theo dõi, quản lý tiền sinh hoạt phí cấp cho lưu học sinh đảm bảo không cấp trùng 2 lần tiền sinh hoạt phí.
3.3/ Đối với tất cả các mục chi nêu tại Khoản 3.2 Mục II thông tư này,
a. Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ trong bộ hồ sơ gửi đến Kho bạc Nhà nước đề nghị thanh toán.
b. Kho bạc Nhà nước sau khi thanh toán thực hiện ngay việc hạch toán chi ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định.
4. Quyết toán: Việc quyết toán kinh phí đào tạo lưu học sinh ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Bồi hoàn kinh phí đào tạo:
5.1/ Những lưu học sinh (bao gồm tất cả các bậc học) được Nhà nước cử đi đào tạo ở nước ngoài do Nhà nước đài thọ kinh phí toàn phần hoặc một phần, sau khi kết thúc khoá học mà không về nước; Về nước không đúng thời hạn mà không có lý do chính đáng; Không hoàn thành khoá học theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì phải bồi hoàn kinh phí đào tạo.
5.2/ Việc bồi hoàn kinh phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 130/2005/TT-BNV ngày 07/12/2005 của Bộ Nội vụ “Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức” và Thông tư số 89/2006/TT-BTC ngày 29/9/2006 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc và kinh phí thu hồi bồi thường chi phí đào tạo”.
Trên đây là nội dung quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục cấp phát, quyết toán và bồi hoàn kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?