Nguyên tắc, phương pháp tính hao mòn tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập
Nguyên tắc, phương pháp tính hao mòn tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 8 Quyết định 1940/QĐ-BTC năm 2015 về Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức và các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
- Nguyên tắc, phương pháp tính hao mòn tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 13 và Điều 14 Thông tư số 162/2014/TT-BTC.
Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán hoặc bất thường. Căn cứ số liệu kiểm kê tài sản cố định đến thời điểm 31/12 năm trước và các tài sản cố định có biến động tăng, giảm trong năm, đơn vị xác định số lượng, giá trị của tất cả tài sản cố định hiện có tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn làm căn cứ để tính hao mòn tài sản cố định trong năm theo quy định.
- Đối với tài sản cố định có sự biến động tăng hoặc giảm trong năm, quy định về tính hao mòn và hạch toán kế toán như sau:
+ Toàn bộ các tài sản cố định tăng trong năm (do mua sắm, nhận bàn giao, đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng...) đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đều phải tính và hạch toán hao mòn tài sản cố định theo chế độ quy định;
+ Không tính và hạch toán hao mòn tài sản cố định đối với tài sản cố định giảm trong năm (do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán...) và các tài sản cố định không phải tính hao mòn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 162/2014/TT-BTC;
+ Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo chủ trương của Nhà nước thì việc tính và hạch toán hao mòn tài sản cố định được tính tại thời điểm có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tài sản cố định được sử dụng toàn bộ thời gian hoặc vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị, vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, các đơn vị phải lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao tài sản và số hao mòn tài sản trong năm theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC , thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm để theo dõi, quản lý.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc, phương pháp tính hao mòn tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1940/QĐ-BTC năm 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?