Yêu cầu chung về nội dung công trình và giải pháp thiết kế bệnh viện quận huyện
Yêu cầu chung về nội dung công trình và giải pháp thiết kế bệnh viện quận huyện được quy định tại Tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9213:2012 về Bệnh viện quận huyện – Tiêu chuẩn thiết kế như sau:
6.1.1. Nội dung công trình
- Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;
- Khu Điều trị nội trú;
- Khu Kỹ thuật nghiệp vụ;
- Khu Hành chính quản trị;
- Khu Hậu cần kỹ thuật và Dịch vụ tổng hợp.
6.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy
Tuân thủ các yêu cầu về kích thước thông thủy được nêu trong 6.1.2 TCVN 4470 : 2012.
Trong đó, Tiểu mục 6.1.2 TCVN 4470 : 2012 quy định như sau:
6.1.2.1. Chiều cao phòng
6.1.2.1.1. Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong bệnh viện được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng khoa trong bệnh viện.
Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn 2,4 m.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp sử dụng điều hòa không khí cho phép giảm chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nếu sử dụng thiết bị làm sạch không khí phải đảm bảo độ cao để lắp đặt thiết bị tùy theo yêu cầu cụ thể.
6.1.2.1.2. Chiều cao thông thủy của các khu vực trong khoa Phẫu thuật được quy định như sau:
- Chiều cao khu vô khuẩn, khu sạch: không thấp hơn 3,3 m;
- Chiều cao khu phụ trợ: không thấp hơn 3,0 m.
6.1.2.2. Hành lang
- Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m;
- Chiều rộng của hành lang bên: Không nhỏ hơn 1,8 m;
- Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m;
CHÚ THÍCH: Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ 0,75 m đến 0,8 m.
6.1.2.3. Cửa đi
- Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;
- Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng mổ, đỡ đẻ, cấp cứu và chăm sóc tích cực: không nhỏ hơn 1,6 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4 m.
- Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.
CHÚ THÍCH: Kích thước hành lang, cửa đi của các khoa tùy theo yêu cầu sử dụng được quy định riêng.
6.1.2.4. Cầu thang và đường dốc
Thiết kế cầu thang, đường dốc phải đảm bảo quy định về an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng [4] và đáp ứng yêu cầu sau:
- Chiều rộng của mỗi vế thang: không nhỏ hơn 2,1 m.
- Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang: không nhỏ hơn 2,4 m.
- Độ dốc của đường dốc: không nhỏ hơn 1:10;
- Chiều rộng của đường dốc: không nhỏ hơn 2,1 m.
- Chiều rộng của chiếu nghỉ đường dốc: không nhỏ hơn 3,0 m;
- Tại lối ra vào chính phải có đường dốc dành cho người khuyết tật có chiều rộng: không nhỏ hơn 1,2 m.
6.1.2.5. Thang máy
- Kích thước thang máy (cabin) phải đủ cho cáng bệnh nhân và 04 người, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,3 m x 2,1 m;
- Kích thước thang máy cho nhân viên, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,1 m x 1,4 m;
- Chiều rộng của thang máy: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Tốc độ thang máy cho bệnh nhân: không lớn hơn 0,75 m/s.
Trên đây là yêu cầu chung về nội dung công trình và giải pháp thiết kế bệnh viện quận huyện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 9213:2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?