Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội được quy định cụ thể như sau:
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 7 hay nhất?
- Hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia bao gồm những thành phần nào theo quy định pháp luật?
- Lời chúc ngày vía Thần Tài 2025 cho khách hàng, đối tác ngắn gọn?
- Thị xã Bắc Giang được công nhận là Thành phố Bắc Giang vào ngày tháng năm nào?