Tuyên bố mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 được hiểu như thế nào?
Tuyên bố mất tích trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 88 Bộ luật Dân sự 1995 như sau:
- Khi một người biệt tích đã hai năm mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng, thì thời hạn hai năm được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng, thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn, thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc tuyên bố mất tích trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột được xếp hạng là là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào năm nào?
- Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định những nội dung nào?
- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mùng 1 tháng 3 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội mùng 1 tháng 3 2025 âm lịch bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?