Khái niệm quyền nhân thân theo Bộ luật dân sự 1995
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật dân sự 1995 thì khái niệm quyền nhân thân được quy định cụ thể như sau:
Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự 1995 này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác.
Cũng theo quy định này thì quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm, thì người đó có quyền:
- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
- Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm quyền nhân thân theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 1995.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?