Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?

Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Chương, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở được quy định cụ thể ra sao? Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Chương (thanhchuong*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở được quy định cụ thể như sau:

- Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

- Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

- Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Căn cứ quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức không bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nhà ở 2014.

Trân trọng!

Góp vốn bằng nhà ở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Góp vốn bằng nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Góp vốn bằng nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện nào? Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở có cần công chứng, chứng thực hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện, thủ tục góp vốn bằng nhà ở
Hỏi đáp pháp luật
Việc góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Góp vốn bằng nhà ở
Thư Viện Pháp Luật
484 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Góp vốn bằng nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Góp vốn bằng nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào