Phòng phục vụ học tập của trường tiểu học phải được xây dựng như thế nào?

Phòng phục vụ học tập của trường tiểu học phải được xây dựng như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Nguyễn Thị Yến, tôi sinh sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Phòng phục vụ học tập của trường tiểu học phải được xây dựng như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (yen***@gmail.com)

Phòng phục vụ học tập của trường tiểu học phải đáp ứng những yêu cầu về xây dựng được quy định tại Tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8793:2011 về trường tiểu học - yêu cầu thiết kế, cụ thể:

5.3.1. Khối phòng phục vụ học tập gồm các phòng chức năng sau:

- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng;

- Phòng giáo dục nghệ thuật;

- Thư viện;

- Phòng thiết bị giáo dục;

- Phòng truyền thống;

- Phòng hoạt động Đội;

- Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập.

5.3.2. Thiết kế phòng giáo dục rèn luyện thể chất và phòng giáo dục nghệ thuật phải đáp ứng chương trình và kế hoạch dạy học với tiêu chuẩn diện tích quy định như sau:

- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất: 1,8m2/học sinh;

- Phòng giáo dục nghệ thuật: 1,5m2/học sinh.

5.3.3. Tùy trường hợp cụ thể, có thể xây dựng nhà đa năng với quy mô đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Quy mô của nhà đa năng được tính từ 30% đến 50 % tổng số học sinh toàn trường;

b) Tiêu chuẩn diện tích 0,6m2/chỗ;

c) Trong nhà đa năng cần thiết kế 01 sân khấu có diện tích không nhỏ hơn 24m2 với chiều sâu không nhỏ hơn 3m, chiều cao sân khấu từ 0,75m đến 0,9m (tính từ mặt sàn);

d) Kho trong nhà đa năng có diện tích không nhỏ hơn 9m2;

e) Tường ngăn và các trang thiết bị trong nhà đa năng được thiết kế linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu hoạt động khác nhau.

CHÚ THÍCH:

1. Nhà đa năng cần có kích thước sàn tập 12m x 24m hoặc 18m x 30m (nếu có đủ diện tích) và chiều cao trên 7m tạo không gian thoáng cho việc tập luyện thể dục thể thao và các sinh hoạt tập thể.

2. Vị trí và diện tích chỗ ngồi cho học sinh khuyết tật đi xe lăn trong nhà đa năng được thiết kế phù với quy định trong

TCVN2): - Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

5.3.4. Thư viện trường tiểu học được đặt ở vị trí thuận tiện cho việc đọc và mượn sách, báo của giáo viên, học sinh. Thư viện bao gồm kho sách, khu quản lý (nơi làm việc của thủ thư), phòng đọc sách cho giáo viên và phòng đọc sách cho học sinh. Tiêu chuẩn diện tích tính toán không nhỏ hơn 0,6m2/học sinh, nhưng không nhỏ hơn 54m2. Quy mô thư viện được tính từ 30% đến 50% tổng số học sinh toàn trường.

5.3.5. Thiết kế thư viện cần đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đối với trường đạt chuẩn quốc gia, các trường xây dựng mới , các trường thuộc địa bàn thị xã, thành phố, phải có phòng đọc cho giáo viên tối thiểu 20 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh tối thiểu 35 chỗ ngồi. Tiêu chuẩn diện tich một chỗ trong phòng đọc không nhỏ hơn 2,40m2/chỗ;

b) Nơi làm việc của cán bộ làm công tác thư viện không nhỏ hơn 6m2/người;

c) Diện tích kho sách cần đáp ứng yêu cầu lưu giữ tài liệu ban đầu và dự tính phát triển trong tương lai. Tiêu chuẩn diện tích kho sách kín 2,5m2/1000 đơn vị tài liệu; kho sách mở 4,5m2/1000 đơn vị tài liệu.

5.3.6. Phòng thiết bị đồ dùng giảng dạy được thiết kế với chức năng là kho chứa, nơi sửa chữa đồ dùng giảng dạy và chuẩn bị các bài học thực hành, có diện tích không nhỏ hơn 48m2.

5.3.7. Phòng truyền thống có diện tích không nhỏ hơn 48m2.

5.3.8. Phòng hoạt động Đội được thiết kế với chỉ tiêu diện tích 0,03m2/học sinh.

CHÚ THÍCH: Tùy điều kiện cụ thể, có thể kết hợp phòng truyền thống với phòng hoạt động Đội. Trong trường hợp này, diện tích phòng không nhỏ hơn 54m2.

5.3.9. Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập cần bố trí ở tầng 1 và có diện tích không nhỏ hơn 24m2.

5.3.10. Tiền sảnh có thể tập trung hay phân tán tùy điều kiện cụ thể và đảm bảo tiêu chuẩn diện tích 0,10m2/học sinh.

Trên đây là nội dung quy định yêu cầu về việc xây dựng phòng phục vụ học tập của trường tiểu học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 8793:2011.

Trân trọng!

Cơ sở giáo dục phổ thông
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở giáo dục phổ thông
Hỏi đáp Pháp luật
Việc giải trình hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập thuộc trách nhiệm của ai?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tại trường trung học
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn Tổ chức và quản lý nhà trường tại trường trung học
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại trường trung học
Hỏi đáp pháp luật
Tiếng Anh tiểu học có được dạy thêm?
Hỏi đáp pháp luật
Phụ cấp cho kế toán, văn thư, bảo vệ, phục vụ đang công tác tại trường tiểu học
Hỏi đáp pháp luật
Trưởng Ban thanh tra nhân dân trường tiểu học được giảm 2 tiết /tuần
Hỏi đáp pháp luật
Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học được hưởng phụ cấp 0,2
Hỏi đáp pháp luật
Tiếng Anh là môn học bắt buộc tại trường tiểu học?
Hỏi đáp pháp luật
Trường tiểu học có CSVC đạt chuẩn Quốc gia
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở giáo dục phổ thông
Thư Viện Pháp Luật
699 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào