Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được quy định như thế nào?
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được quy định tại Điều 8 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, cụ thể như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.
Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.
- Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thực hiện mở sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được giao quản lý theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo nguyên tắc:
+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán; trường hợp chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá quy ước để xác định giá trị tài sản làm nguyên giá ghi sổ kế toán; giá quy ước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hoàn thành, đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, đầu tư xây dựng theo quy định;
+ Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, cơ quan kế toán thực hiện điều chỉnh giá trị đã kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
+ Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giá trị quyết toán của dự án được kế toán tăng giá trị tài sản.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định chế độ kế toán, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Trên đây là nội dung câu trả lời về kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 43/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23/10/1961, do ai làm Đoàn trưởng?
- Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?
- Thời gian, kết cấu bài kiểm tra và kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025?
- Bảng lương của Kiểm soát viên đê điều hiện nay là bao nhiêu?