Điều kiện về cơ sở vật chất để kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới

Điều kiện về cơ sở vật chất để kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thanh hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi điều kiện về cơ sở vật chất để kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Điều kiện về cơ sở vật chất để kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới được quy định từ Điều 6 đến Điều 10 Nghị định 63/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, theo đó: 

Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm

1. Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2.

2. Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2.

3. Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2.

4. Đối với đơn vị đăng kiểm có từ ba dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.

Xưởng kiểm định

1. Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (Dài x Rộng x Cao) là 30 x 4 x 3,5 (m).

2. Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (Dài x Rộng x Cao) là 36 x 5 x 4,5 (m).

3. Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m.

4. Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Nhà văn phòng, bãi đỗ xe, đường nội bộ

1. Đơn vị đăng kiểm có nhà văn phòng, phòng chờ cho lái xe và người đưa xe vào kiểm định (sau đây gọi tắt là chủ xe).

2. Hệ thống đường cho xe cơ giới ra vào xưởng kiểm định, đường giao thông nội bộ, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3 m, bãi đỗ xe phải được phủ bê tông nhựa đường hoặc bê tông xi măng.

Thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra

1. Thiết bị kiểm tra của một dây chuyền kiểm định gồm:

a) Thiết bị kiểm tra phanh;

b) Thiết bị cân khối lượng;

c) Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe;

d) Thiết bị phân tích khí xả;

đ) Thiết bị đo độ khói;

e) Thiết bị đo độ ồn. Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 02 dây chuyền kiểm định trở lên bố trí trong cùng một xưởng kiểm định thì chỉ cần trang bị tối thiểu 01 thiết bị đo độ ồn;

g) Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước;

h) Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm;

i) Thiết bị nâng (cầu nâng) xe cơ giới hoặc hầm kiểm tra;

k) Thiết bị gia tải động cơ (đối với trường hợp thực hiện quy trình kiểm tra khí thải của xe cơ giới bằng phương pháp có gia tải).

2. Thiết bị kiểm tra của mỗi dây chuyền kiểm định có thể bố trí trong nhiều xưởng kiểm định hoặc ngoài xưởng kiểm định.

3. Thiết bị kiểm tra phải đảm bảo:

a) Có chương trình phần mềm điều khiển tập trung, thống nhất, có chức năng điều khiển quá trình hoạt động của thiết bị theo quy trình kiểm định, cài đặt được các tiêu chuẩn đánh giá, thiết lập trình tự kiểm định tùy thuộc vào phương án bố trí thiết bị kiểm tra (trừ các thiết bị quy định tại điểm b, điểm h và điểm i khoản 1 Điều này);

b) Chương trình phần mềm điều khiển phải có ngôn ngữ tiếng Việt cho tất cả các tính năng;

c) Cơ sở dữ liệu của chương trình phần mềm điều khiển phải được bảo mật theo yêu cầu của việc kiểm định và kết nối được để truyền dữ liệu về cơ sở dữ liệu kiểm định xe cơ giới chung của cả nước tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.

4. Thiết bị kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định; tính năng kỹ thuật của thiết bị phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn.

5. Dụng cụ kiểm tra đối với một dây chuyền kiểm định gồm:

a) Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp;

b) Đèn soi;

c) Búa chuyên dùng kiểm tra;

d) Thước đo chiều dài;

đ) Kích trên hầm kiểm tra (nếu có hầm kiểm tra).

Quy định về thiết bị thông tin, lưu trữ, truyền số liệu

1. Có đường kết nối internet đảm bảo việc truyền dữ liệu, hình ảnh kiểm định, có địa chỉ IP tĩnh và thiết bị để tạo kết nối mạng riêng ảo (VPN) với hệ thống máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Đơn vị đăng kiểm phải lưu trữ dữ liệu kiểm định theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

3. Máy chủ, các máy tính được nối mạng nội bộ và cài đặt các phần mềm quản lý thông tin kiểm định, điều khiển thiết bị kiểm tra trên dây chuyền kiểm định để phục vụ công tác quản lý phù hợp với quy trình nghiệp vụ kiểm định. Dữ liệu của các phần mềm này được lưu trữ trên máy chủ của đơn vị đăng kiểm và đồng bộ hóa qua mạng riêng ảo (VPN) với cơ sở dữ liệu kiểm định tập trung trên hệ thống máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

4. Các trang thiết bị khác gồm:

a) Thiết bị văn phòng;

b) Camera hoặc máy ảnh kỹ thuật số chụp ảnh xe cơ giới vào kiểm định;

c) Camera IP để giám sát việc kiểm định xe cơ giới trên dây chuyền; lưu trữ được hình ảnh xe cơ giới kiểm định (dạng video) tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày kiểm định;

d) Có màn hình tại phòng chờ để chủ xe theo dõi hình ảnh kiểm tra xe trong quá trình kiểm định;

đ) Có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo hộ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Có hệ thống tiếp nhận thông tin đăng ký kiểm định trước của chủ xe qua điện thoại, website hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Trên đây là tư vấn về điều kiện về cơ sở vật chất để kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Nghị định 63/2016/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Hỏi đáp mới nhất về Dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới được nhận góp vốn từ tổ chức kinh doanh vận tải không?
Hỏi đáp pháp luật
Hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải tuân thủ những quy tắc nào?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về cơ sở vật chất để kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện chung kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Thư Viện Pháp Luật
389 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dịch vụ kiểm định xe cơ giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ kiểm định xe cơ giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào