Những yêu cầu đối với sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển

Khi xuống tàu biển kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải tuân thủ những quy định nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Tâm, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Đang tìm hiểu quy định của pháp luật về kiểm tra tàu biển. Nhưng có thắc mắc tôi muốn ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể là khi xuống tàu biển kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải tuân thủ những quy định nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Khi xuống tàu biển kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải tuân thủ những quy định tại Phụ lục 01 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra tàu biển, cụ thể như sau:

1. Không được can thiệp vào việc cá nhân và nơi nghỉ của thuyền viên.

2. Tuân thủ các quy định về vệ sinh riêng của tàu biển.

3. Không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc quốc tịch của thuyền viên.

4. Tôn trọng quyền của thuyền trưởng và những người giúp việc của thuyền trưởng.

5. Lịch sự, nhất quán, chuyên nghiệp khi làm việc.

6. Không đe dọa, độc đoán hay sử dụng ngôn ngữ gây thù oán.

7. Tuân thủ yêu cầu về an toàn lao động của tàu và của cơ quan có thẩm quyền.

8. Tuân thủ yêu cầu an ninh của tàu biển và được người có trách nhiệm dẫn đi xung quanh tàu biển.

9. Xuất trình Thẻ cho thuyền trưởng hoặc đại diện của chủ tàu lúc bắt đầu kiểm tra.

10. Trình bày lý do kiểm tra. Trường hợp việc kiểm tra theo thông tin được cung cấp thì không được tiết lộ nguồn cung cấp thông tin.

11. Áp dụng quy trình kiểm tra theo các công ước và quy định của pháp luật Việt Nam một cách thống nhất, chuyên nghiệp và giải thích rõ ràng khi cần thiết.

12. Không được gây khó khăn cho thuyền viên như việc hỏi những thứ ngược với quy định của công ước, quy định pháp luật.

13. Yêu cầu thuyền viên mô tả chức năng của trang thiết bị và hoạt động của trang thiết bị, không nên tự tiến hành việc thử.

14. Nên tham khảo tư vấn khi không chắc chắn về một yêu cầu hay phát hiện của mình (ví dụ: tham vấn đồng nghiệp, tài liệu, chính quyền tàu mang cờ, tổ chức được công nhận).

15. Xác định vị trí an toàn của cảng và của tàu để thực hiện vận hành cần thiết.

16. Trong biên bản kiểm tra diễn đạt rõ ràng các khiếm khuyết phát hiện trong kiểm tra và biện pháp khắc phục các khiếm khuyết đó.

17. Cấp Biên bản kiểm tra cho thuyền trưởng trước khi rời tàu.

18. Xử lý các bất đồng về những phát hiện trong quá trình kiểm tra một cách bình tĩnh và kiên nhẫn.

19. Hướng dẫn thuyền trưởng quy trình khiếu nại nếu các bất đồng không được xử lý.

20. Hướng dẫn thuyền trưởng quyền được khiếu nại trong trường hợp lưu giữ tàu biển.

21. Không được có các lợi ích cá nhân đối với cảng hay tàu biển kiểm tra; không được làm thuê hoặc thực hiện các công việc của tổ chức được ủy quyền.

22. Được quyền quyết định dựa trên các khiếm khuyết phát hiện được.

23. Kiên quyết từ chối nhận hối lộ và báo cáo ngay các trường hợp hối lộ về Cảng vụ hàng hải.

24. Không được sử dụng quyền hạn của mình để mưu cầu lợi ích cá nhân.

25. Thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ, cập nhật các hướng dẫn về kiểm tra tàu biển của Tokyo MOU trong Sổ tay kiểm tra nhà nước cảng biển.

26. Các trang thiết bị bị hỏng và đồ phụ tùng dự trữ hay thay thế có thể không có ngay được, do đó Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải cân nhắc không để tàu biển bị trì hoãn nếu có phương án thay thế an toàn.

27. Việc lưu giữ tàu biển sẽ phát sinh nhiều vấn đề, do đó Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển nên phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển nên phối hợp với đại diện của chính quyền tàu biển mang cờ hoặc tổ chức được công nhận cấp các Giấy chứng nhận. Việc này không hạn chế quyền quyết định của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển và sự tham gia của các bên khác để bảo đảm tàu biển được an toàn hơn, tránh được sự khiếu nại liên quan đến lưu giữ tàu biển và hạn chế việc chậm trễ không cần thiết.

Trên đây là nội dung câu trả lời về những yêu cầu khi  Sỹ quan thực hiện việc kiểm tra nhà nước cảng biển. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2018/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Cảng biển
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cảng biển
Hỏi đáp Pháp luật
12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu vực thuộc quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị phạt không khi tổ chức bơi lội trong vùng cảng biển nhưng chưa được chấp thuận của Cảng vụ hàng hải?
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn thủ tục đầu tư cảng biển
Hỏi đáp pháp luật
Luồng cảng biển là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Luồng nhánh cảng biển là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cảng biển là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảng biển
Thư Viện Pháp Luật
257 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào