Nội dung chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Nội dung chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau:
1. Chi thuê chuyên gia bên ngoài cơ quan, hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp độc lập để thực hiện đánh giá sự phù hợp của chất lượng sản phẩm, hàng hoá (nếu có);
2. Chi phí lấy mẫu thử nghiệm, giám định, gồm: Chi phí mua mẫu thử nghiệm (bao gồm cả mua mẫu để khảo sát về chất lượng và mua mẫu phục vụ kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng), chi thuê bốc dỡ lấy mẫu, vận chuyển mẫu (việc thuê bốc dỡ, vận chuyển chỉ áp dụng đối với hàng hoá cồng kềnh, có trọng lượng và thể tích lớn hoặc hàng hoá có nguy cơ cháy nổ, có độ mất an toàn cao như xăng dầu, hóa chất độc hại, …);
3. Chi mua công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, phương tiện chuyên dùng, hệ thống thử nghiệm nhanh lưu động phục vụ kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên hiện trường; chi dụng cụ bảo vệ, bảo hộ, chi trang phục cá nhân của kiểm soát viên chất lượng;
4. Mua vật tư, hoá chất phục vụ thử nghiệm nhanh, mua dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu;
5. Thuê máy móc thiết bị thử nghiệm; trả chi phí thử nghiệm, kiểm định mẫu cho tổ chức đánh giá sự phù hợp;
6. Chi quản lý mẫu lưu (kho lưu mẫu bảo đảm điều kiện quy định về bảo quản khi chưa đến thời hạn thanh lý mẫu);
7. Chi công tác phí, phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải và bảo vệ đối tượng cùng tang vật, chi huỷ tang vật theo quy định;
8. Chi cho thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, trang thông tin điện tử (website) về kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
9. Chi cho việc tổ chức thực hiện xử lý vi phạm như: kiểm kê, niêm phong hàng hoá vi phạm; phúc tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý của cơ quan kiểm tra;
10. Chi cho việc tổ chức lực lượng phối hợp xử lý vi phạm trong trường hợp cần thiết;
11. Chi hội nghị, hội thảo chuyên đề về xây dựng kế hoạch, phổ biến triển khai các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá; các cuộc họp trong quá trình kiểm tra và kết thúc đợt kiểm tra;
12. Chi khen thưởng tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra (nếu có) theo quy định nhà nước;
13. Chi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu (cả bản cứng và bản mềm) về tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hoá cần quản lý;
14. Chi hợp tác quốc tế trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá: Tham gia niên liễm vào các tổ chức cảnh báo quốc tế, khu vực về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
15. Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Để hiểu rõ và chi tiết tại Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?