Phân biệt ký với ký kết thỏa thuận quốc tế
Ngày 20/4/2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Theo đó, ký và ký kết thỏa thuận quốc tế là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 2 và 3 Điều 3 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Cụ thể như sau:
Ký kết là những hành vi pháp lý do cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh hoặc cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện, bao gồm đàm phán, ký hoặc trao đổi văn kiện tạo thành thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan đú với bên ký kết nước ngoài.
Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của thỏa thuận quốc tế đối với cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh hoặc cơ quan trung ương của tổ chức.
Như vậy thì theo quy định trên, có thể thấy hoạt động ký kết sẽ có phạm vi rộng hơn bao gồm các hoạt động thỏa thuận, đàm phán hoặc trao đổi văn kiện,... còn ký chỉ đơn thuần là hoạt động ký để chấp nhận sự ràng buộc của thỏa thuận đó.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về hoạt động ký kết và ký thỏa thuận quốc tế. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?