-
Vi phạm hành chính
-
Xử phạt vi phạm hành chính
-
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
-
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp khắc phục hậu quả
-
Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
-
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
-
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn
-
Thủ tục tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn
-
Thủ tục đình chỉ hoạt động có thời hạn
-
Thủ tục tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính
-
Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
-
Xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp xử lý hành chính
-
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
-
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
-
Cách tính thời gian trong xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết tăng nặng khi xử lý vi phạm hành chính
-
Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính
-
Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Phát hành thẻ bảo hiểm y tế sai về quyền lợi, mức hưởng của đối tượng tham gia bị xử lý thế nào?
Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, hình thức xử phạt hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế sai về quyền lợi, mức hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền đối với hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế sai về quyền lợi, mức hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế nhưng thẻ bảo hiểm y tế chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, đơn vị vi phạm còn bị buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có). Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước; Buộc hoàn trả số tiền chênh lệch quỹ bảo hiểm y tế đã thanh toán (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế và bị kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4 điều này.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử phạt hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế sai về quyền lợi, mức hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được gửi đến ai?
- Khi nào đủ căn cứ khởi tố vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy? Hình phạt cao nhất đối với người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy là gì?
- Điều chỉnh vốn điều lệ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như thế nào từ ngày 08/5/2023?
- Không đủ căn cứ khởi tố hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy thì Cơ quan điều tra có phải trả tự do cho người bị tạm giữ hay không?
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng với mục đích kinh doanh có thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?