Xử phạt người sử dụng lao động không khử độc, khử trùng cho NLĐ làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc
Căn cứ theo Điểm i Khoản 3 Điều 17 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc sẽ bị xử phạt như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc.
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (người sử dụng lao động không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc) có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung quy định về hình thức xử phạt người sử dụng lao động không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Ninh Bình định hướng phát triển bao nhiêu khu du lịch cấp tỉnh đến năm 2030?
- Ngày 13 tháng 11 là ngày gì? Ngày 13 11 2024 là ngày bao nhiêu âm? Trung đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
- Truyện ngắn đăng báo tường 20/11 về thầy cô ý nghĩa mới nhất 2024?
- Chi tiết Lịch làm việc ngân hàng BIDV 2024 từ thứ 2 đến thứ 7?
- Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng có phải làm bản kiểm điểm cuối năm 2024 không?