Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm vi các khoản nợ xấu được mua:
(i) Các khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các khoản nợ xấu cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các khoản nợ xấu khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Khoản mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết (sau đây gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) do tổ chức tín dụng bán nợ mua đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu có nợ xấu tại tổ chức tín dụng đó;
(iii) Khoản ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ủy thác cấp tín dụng mà tổ chức tín dụng bán nợ chịu rủi ro đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu, bên nhận ủy thác, đối tượng thụ hưởng của ủy thác có nợ xấu tại tổ chức tín dụng đó.
b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cụ thể:
(i) Hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo đảm phải thể hiện rõ các quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng;
(ii) Khoản nợ xấu chưa dùng để bảo đảm nghĩa vụ của tổ chức tín dụng; tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không có tranh chấp tại thời điểm mua, bán nợ.
d) Khách hàng vay còn tồn tại;
đ) Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một khách hàng vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm khách hàng vay theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với nhóm khách hàng vay và khách hàng vay là tổ chức; không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân hoặc mức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
2. Căn cứ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, năng lực của Công ty Quản lý tài sản, tình hình thị trường, Công ty Quản lý tài sản quyết định đối tượng và các khoản nợ xấu cụ thể Công ty Quản lý tài sản mua trong từng thời kỳ.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Công ty Quản lý tài sản mua các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của Công ty Quản lý tài sản nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và xử lý nhanh nợ xấu.
Trên đây là nội dung tư vấn về Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2013/TT-NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?