Các khoản chi liên quan đến xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì các khoản chi liên quan đến xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định cụ thể bao gồm:
- Các khoản chi phí liên quan đến quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; tài sản của vụ án hình sự chuyển sang xử lý hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
- Các khoản chi phí liên quan đến quản lý, xử lý vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu; tài sản của vụ việc vi phạm hành chính chuyển sang xử lý hình sự bị tịch thu; các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu toàn dân (không bao gồm các khoản chi liên quan đến thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm) bao gồm:
+ Chi phí vận chuyển, bảo quản; chi phí kiểm nghiệm, giám định, định giá tài sản tạm giữ; chi bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, bảo quản tài sản đã được Nhà nước bố trí kho bãi, phương tiện vận tải, kinh phí thường xuyên thì không được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó.
+ Chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản tài sản từ thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc xử lý.
+ Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý bán tài sản: Chi phí xác định giá khởi điểm; chi thuê giám định, thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được; chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan; thù lao dịch vụ đấu giá trả cho tổ chức đấu giá, chi phí đấu giá tài sản.
+ Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đối với trường hợp hàng thuộc diện tạm nhập, tái xuất nhưng nay cơ quan, người có thẩm quyền cho phép nhập khẩu chính thức.
+ Phí, lệ phí (nếu có).
+ Chi phí cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã trước khi xử lý theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
+ Chi phí thực hiện tiêu hủy tài sản.
+ Chi thưởng cho các tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia.
+ Các khoản chi khác có liên quan.
- Các khoản chi liên quan đến thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm và xử lý tài sản gồm:
+ Chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt, giám định tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm. Trường hợp chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm theo phương án được duyệt được tính bằng hiện vật khai quật, trục vớt được thì cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm quyết định việc thanh toán bằng hiện vật.
+ Chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản được tìm thấy trong thời gian chưa có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền; chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản trả cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản.
+ Chi phí xử lý tài sản (chi phí thông báo tìm chủ sở hữu, chi phí chuyển giao tài sản, chi phí tiêu hủy tài sản, chi phí định giá, đấu giá tài sản).
+ Thuế, phí, lệ phí (nếu có).
+ Chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản;
+ Chi phí bán đấu giá tài sản là di vật, cổ vật tại nước ngoài. Chi phí bán đấu giá (hoa hồng bán đấu giá) được khoán gọn theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản, bao gồm:
++ Chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài, chi phí vận chuyển từ nơi bảo quản đến nơi bán đấu giá;
++ Chi phí bảo hiểm cho hiện vật mang đi bán đấu giá;
++ Chi phí thuê kho bãi để bảo quản hiện vật ở nước ngoài;
++ Các khoản thuế, phí, lệ phí ở Việt Nam và ở nước ngoài (nếu có);
++ Chi phí tuyên truyền, quảng bá; chi phí tổ chức bán đấu giá;
++ Chi phí giải quyết tranh chấp (nếu có); các chi phí khác có liên quan tới việc vận chuyển, bán đấu giá tại nước ngoài.
Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí bán đấu giá do các bên ký hợp đồng ủy thác bán đấu giá thỏa thuận, trên cơ sở tham khảo chi phí bán đấu giá (hoa hồng bán đấu giá) của các cuộc bán đấu giá đã thực hiện.
+ Chi phí hợp lý khác có liên quan.
- Thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
Trên đây là nội dung tư vấn về các khoản chi liên quan đến xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?