Công thức xác định số tiền thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại:
1.1. Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi ngay khi phát hành:
1.1.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
1.1.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
1.2. Đối với giấy tờ có giá thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
1.2.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
Trong đó:
GT = MG x (1 + )
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm);
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (số ngày).
1.2.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):
Trong đó: GT = MG x [1 + (Ls x n)]
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm);
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm).
1.2.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):
Trong đó: GT = MG x (1 + Ls)n
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày);
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm);
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm).
1.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc và lãi định kỳ:
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
Ci: Số tiền thanh toán lãi, gốc lần thứ i;
i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
k: Số lần thanh toán lãi trong một năm;
Ti: Thời hạn tính từ ngày chiết khấu đến ngày thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày);
2. Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn:
2.1. Công thức xác định số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi chiết khấu giấy tờ có giá (giá chiều đi) được tính theo công thức nêu tại Khoản 1 điều này.
2.2. Công thức xác định số tiền các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu (giá chiều về):
Trong đó:
Gv: Số tiền các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu;
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm);
Tb: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về Công thức xác định số tiền thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 01/2012/TT-NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?