Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định cụ thể bao gồm:
- Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:
++ Tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định tịch thu;
++ Điều chuyển tài sản từ trung ương về địa phương và ngược lại hoặc giữa các địa phương với nhau.
+ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:
++ Các tài sản còn lại do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương ra quyết định tịch thu không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này;
++ Tài sản chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương quyết định tịch thu.
- Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
- Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là bất động sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, di sản không có người nhận thừa kế, hàng hóa tồn đọng như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với các trường hợp không thuộc phạm vi các Điểm a, b và d Khoản 3 Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
+ Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, trừ tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Điểm a, Điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
- Tài sản của quỹ bị giải thể, cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại Khoản 4 và Điểm d Khoản 6 Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
- Tài sản do các tổ chức cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
- Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
- Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại Điểm b Khoản 5 và Điểm đ Khoản 6 Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
- Trường hợp tài sản xử lý theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định ghi tăng vốn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan là cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?