Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước

Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Tuấn Huy, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Bình Phước, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại  doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

- Tình hình đầu tư Dự án: Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

+ Đối với các dự án thuộc nhóm A và nhóm B: Báo cáo tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động đầu tư của từng dự án; đánh giá về tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân dự án so với kế hoạch; quyết toán vốn đầu tư; các vấn đề phát sinh liên quan đến sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thu hồi giấy phép đầu tư và các quy định khác về quản lý đầu tư; các điều chỉnh về mục tiêu, quy mô vốn, tiến độ và chủ đầu tư trong kỳ của các dự án đầu tư.

+ Đối với các dự án còn lại: Báo cáo tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động để đầu tư dự án; thời gian hoàn thành dự án; tiến độ thực hiện dự án so với kế hoạch; vướng mắc, tồn tại (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

+ Đối với các dự án đầu tư đã đưa vào sử dụng trong kỳ báo cáo cần đánh giá hiệu quả mang lại.

Doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu số 02.A kèm theo Thông tư này.

- Tình hình đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp: Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

+ Tính tuân thủ các quy định của pháp luật đối với việc đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp.

+ Hiệu quả của việc đầu tư: Cổ tức hoặc lợi nhuận được chia trên tổng giá trị vốn đầu tư so với cổ tức hoặc lợi nhuận được chia theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn góp.

+ Kế hoạch tăng hoặc giảm vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác.

+ Tình hình thoái vốn đối với các khoản đầu tư ngoài ngành theo Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.

Ngoài các nội dung báo cáo giám sát nêu trên, doanh nghiệp lập báo cáo theo Biểu số 02.B kèm theo Thông tư này.

- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động: Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

+ Tổng số vốn đã huy động trong kỳ báo cáo và lũy kế đến kỳ báo cáo, trong đó: phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức tín dụng, vay của các tổ chức và cá nhân khác.

+ Tình hình sử dụng vốn huy động, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi hoạt động sản xuất kinh doanh, chi mục đích khác.

+ Các khoản bảo lãnh vay vốn đối với các công ty con; công ty liên kết (nếu có); tình hình sử dụng và trả nợ đối với các khoản bảo lãnh.

+ Việc sử dụng vốn huy động và hiệu quả mang lại từ việc sử dụng vốn đã huy động.

- Tình hình quản lý tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả: Doanh nghiệp báo cáo giám sát theo các nội dung sau:

+ Thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm tài sản trong kỳ theo quy định của pháp luật; tình hình trích khấu hao tài sản; tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản; tình hình xử lý hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất hoặc mất phẩm chất.

+ Việc ban hành Quy chế quản lý nợ tại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 9/12/2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tình hình thực hiện quản lý nợ theo Quy chế.

+ Tình hình nợ phải thu đến kỳ báo cáo: Tổng số nợ phải thu trong đó nợ phải thu khó đòi (trích lập dự phòng, xử lý nợ khó đòi trong kỳ báo cáo); các khoản thiệt hại nợ phải thu mà chưa được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu có). Doanh nghiệp báo cáo theo từng khoản nợ phải thu khó đòi.

+ Tình hình nợ phải trả đến kỳ báo cáo: Tổng số nợ phải trả trong đó nợ đến hạn, nợ quá hạn, khả năng thanh toán nợ, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp báo cáo theo từng khoản nợ phải trả quá hạn và nguyên nhân không trả được nợ đúng hạn.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 200/2015/TT-BTC.

Trân trọng!

Doanh nghiệp nhà nước
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp ứng điều kiện nào để được bổ nhiệm làm Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu loại mô hình tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước? Có giới hạn số thành viên trong Hội đồng thành viên của doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên Hội đồng thành viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể kiêm nhiệm các chức danh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước có được bố trí người thân vào làm kế toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước có phải công bố thông tin bất thường khi thay đổi kế toán trưởng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được thu thập từ nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai không được tham gia Hội đồng kỷ luật xử lý hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước mua sắm hàng hóa có phải áp dụng Luật Đấu thầu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp nhà nước
Thư Viện Pháp Luật
372 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào