Thế chấp quyền đòi nợ được quy định như thế nào?
Thế chấp quyền đòi nợ được quy định tại Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau:
- Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.
- Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
+ Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu.
- Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
+ Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp.
- Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung câu trả lời quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 26 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Hướng dẫn tính số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng?
- Tiền thưởng của đảng viên theo định kỳ có thể lên đến 1,5 lần lương cơ sở?
- Tỉnh Điện Biên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Điện Biên giáp với những tỉnh nào?
- Năm sinh được đi dân quân tự vệ 2025? 02 hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ 22/12/2024?
- Không được cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe khi người chưa nộp phạt vi phạm giao thông từ 01/01/2025?