Người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động sẽ bị xử phạt như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Tuấn Dũng, tôi sinh sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động sẽ bị xử phạt như thế nào? Và mức xử phạt là bao nhiêu? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (dung***@gmail.com)

Căn cứ theo Điểm b Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động sẽ bị xử phạt như sau:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

...

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP)

a) Buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động) có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ bị buộc hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

Trên đây là nội dung quy định về hình thức xử phạt người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hình thức xử lý kỷ luật lao động
Hỏi đáp mới nhất về Hình thức xử lý kỷ luật lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Có được xử lý kỷ luật sa thải lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty được sa thải người lao động có mâu thuẫn với cấp trên hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được cùng lúc áp dụng hai hình thức xử lý kỷ luật lao động cảnh cáo và kéo dài thời gian nâng lương hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không hoàn thành công việc trong tháng có phải bị kỷ luật sa thải hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có được quyền sa thải nhân viên để đưa người thân mình làm thay vị trí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có hành vi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải người lao động buôn bán trái phép chất ma túy tại nơi làm việc?
Hỏi đáp pháp luật
Có được sa thải khi người lao động ngưng làm việc?
Hỏi đáp pháp luật
Người sử dụng lao động được sa thải người lao động trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động tự ý bỏ việc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm, người sử dụng lao động có được sa thải?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hình thức xử lý kỷ luật lao động
Thư Viện Pháp Luật
315 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hình thức xử lý kỷ luật lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hình thức xử lý kỷ luật lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào