Áp dụng biện pháp tự vệ chính thức trong phòng vệ thương mại
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại thì việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức trong phòng vệ thương mại được quy định cụ thể như sau:
- Chậm nhất 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định chính thức về vụ việc.
- Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức gồm các nội dung chính sau đây:
+ Mô tả hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành;
+ Biện pháp tự vệ chính thức;
+ Hiệu lực và thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
+ Việc hoàn trả mức chênh lệch về thuế tự vệ nếu có;
+ Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
+ Kết luận điều tra cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ chính thức.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức trong phòng vệ thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?