Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bị xử lý ra sao?
Ngày 12/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, hình thức xử lý đối với người biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 60 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Mức phạt này đồng thời áp dụng với hành vi:
- Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng;
- Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử lý đối với người biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
- Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công được hiểu như thế nào?
- Ngày 1 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Xem lịch dương tháng 2 năm 2025?
- Trẻ em ngồi trước xe máy có bị phạt không? Lỗi chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi trước xe máy mà gây tai nạn giao thông phạt đến 14 triệu?